Bản đồ và thành lập các bản đồ trên thế giới Bản đồ địa chất

Bản đồ địa chất Bắc Mỹ chồng lên trên bản đồ địa hình bóng mờ

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ, các bản đồ địa chất thường được vẽ chồng lên trên bản đồ địa hình (và các bản đồ nền khác) cùng với việc tô màu và các ký hiệu khác để thể hiện các kiểu đơn vị địa chất khác nhau. Màu thể hiện cho các đá gốc lộ ra trên bề mặt, thậm chí bị phủ bởi các đất hoặc các dạng lớp phủ khác. Mỗi một màu thể hiện cho một đơn vị địa chất hoặc một thành hệ đá riêng biệt (khi có nhiều thông tin được thu thập thì sẽ chia tách thành một đơn vị địa chất mới). Tuy nhiên, ở một vài nơi khi mà đá gốc bị phủ bởi các tích tụ chưa cố kết có ý nghĩa quan trọng như các tầng sét tảng lăn, tích tụ thềm, hoàng thổ, hoặc chúng mang các đặc điểm quan trọng khác thì chúng cũng được thể hiện. Các đường đẳng trị địa tầng, các đường đứt gãy, các ký hiệu đường phương và hướng dốc được thể hiện bằng các ký hiệu khác nhau và được xem là chìa khóa để đọc hiểu bản đồ. Trong khi đó, các bản đồ địa hình được sản xuất bởi Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ có sự hợp tác với các tiểu bang thì các bản đồ địa chất thường được thành lập bởi từng tiểu bang. Như vậy, sẽ có một vài tiểu bang không có các bản đồ địa chất trong khi đó một vài tiểu bang khác như Kentucky thì có rất nhiều bản đồ địa chất được thành lập.

Vương quốc Anh

Vương quốc Anhđảo Man đã được thành lập một khối lượng lớn các bản đồ địa chất bởi Cục khảo sát địa chất Anh (BGS) từ năm 1835; Cục Khảo sát Địa chất Bắc Ireland đã hoạt động từ năm 1947.

Có hai bản đồ địa chất tỷ lệ 1:625.000 đã được thành lập phủ kín toàn UK. Các tờ bản đồ chi tiết hơn cũng đã được thành lập ở tỷ lệ 1:250.000, 1:50.000 và 1:10.000. Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:625.000 và 1:250.000 đã phủ kín các vùng đất liền và vùng biển (loạt bản đồ tỷ lệ 1:250.000 phủ kín toàn thềm lục địa của UK, còn các tỷ lệ lớn hơn thì chỉ phủ trên phần đất liền.

Các tờ theo tất cả các tỷ lệ (không phải cho tất cả các khu vực) được chia thành 2 nhóm:

Các bản đồ tích tụ bề mặt (trước đây được gọi là bản đồ đá cứng và bồi tích) thể hiện cả đá gốc và các tích tụ phủ lên bề mặt của nó.Các bản đồ đá gốc (trước đây được gọi là bản đồ đá cứng) thể hiện các lớp đá nằm bên dưới lớp trầm tích bề mặt.

Các bản đồ này đều được chồng lên trên nền bản đồ địa hình được sản xuất bởi Cục hậu cần (Ordnance Survey?), và sử dụng các ký hiệu để biểu diễn các đường đứt gãy, đường phương và hướng cắm hoặc các đơn vị địa chất, các lỗ khoan... Màu sắc được sử dụng để thể hiện các đơn vị địa chất khác nhau. Các bản thuyết minh cũng được viết cùng với các tờ bản đồ ở tỷ lệ 1:50.000.

Các bản đồ chuyên đề tỷ lệ nhỏ (1:1.000.000 đến 1:100.000) cũng được thành lập như bản đồ địa hóa, dị thường trọng lực, dị thường từ, nước dưới đất.

Khái lược Bản đồ địa chất Việt Nam 1:1.000.000 phần đất liền.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bản đồ địa chất http://www2.nature.nps.gov/geology/usgsnps/gmap/gm... http://ngmdb.usgs.gov/ http://www.ciren.gov.vn/index.php?option=com_nredb... http://www.dgmv.gov.vn/baotang/DMBDDC.htm http://www.dgmv.gov.vn/default.aspx?tabid=138&Item... http://www.dgmv.gov.vn/default.aspx?tabid=138&Item... http://www.dosm.gov.vn/ http://www.idm.gov.vn/Nguon_luc/Ban_do/Dia_chat/ba... http://chuyentrang.monre.gov.vn/70namdcks/thong-ba... http://ldbddcmb.vn/index.php?option=com_content&vi...